Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)

Bảng phiên âm tiếng Anh hay International Phonetic Alphabet (IPA) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng cần nắm vững. Tham khảo bài viết sau để rõ hơn về bảng phiên âm IPA bạn nhé!

1. Bảng phiên âm tiếng anh (IPA) đầy đủ

Bảng phiên âm tiếng Anh hay International Phonetic Alphabet (IPA) được ký hiệu bằng các ngữ âm quốc tế dựa trên các ký tự latin. IPA gồm 44 âm, trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm, được đặt trong các ô bên cạnh từ vựng nhằm giúp người học dễ dàng theo dõi trong quá trình học, từ đó nâng cao khả năng phát âm.

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Bảng phiên âm tiếng anh đầy đủ

2. Tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn bảng phiên âm tiếng Anh

Thành thạo bảng phiên âm quốc tế IPA là chìa khóa quan trọng để đạt được cách phát âm tiếng Anh chuẩn xác. Thực tế cho thấy có từ ngữ dù có cùng cách viết nhưng lại được phát âm khác nhau, cũng như có những từ viết khác nhau nhưng lại có cách phát âm tương tự.

Việc học bảng phiên âm IPA là nền tảng cơ bản và cần thiết mà người học tiếng Anh nên tiếp xúc sớm nhất có thể. Qua đó, người học có thể nắm vững các nguyên tắc phát âm, từng bước xây dựng một nền tảng vững chắc, góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ phát triển các kỹ năng khác trong quá trình học tiếng Anh.

3. Cách phát âm tiếng Anh chuẩn quốc tế dựa vào bảng phiên âm tiếng Anh

3.1. Cách phát âm nguyên âm ngắn (Monophthongs)

Cách phát âm nguyên âm ngắn

Cách phát âm nguyên âm ngắn

Nguyên âm /ɪ/

Cách phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh.
Khẩu hình miệng: Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.

Nguyên âm /i:/

Cách phát âm kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Khẩu hình miệng: Môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.

Nguyên âm /e/

Cách phát âm giống âm “e” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn.
Khẩu hình miệng: Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm /ɪ/, lưỡi hạ thấp hơn âm /ɪ/.

Nguyên âm /ə/

Cách phát âm giống âm “ơ” tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn.
Khẩu hình miệng: Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.

Nguyên âm /ɜ:/

Cách phát âm là âm ơ nhưng cong lưỡi. Cụ thể, bạn phát âm /ə/ rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng.
Khẩu hình miệng: Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.

Nguyên âm /ʊ/

Cách phát âm gần giống âm ư của tiếng Việt. Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.

Nguyên âm /u:/

Cách phát âm: m phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn.
Khẩu hình miệng: Môi tròn, lưỡi nâng cao lên.

Nguyên âm /ɒ/

Cách phát âm khá giống âm “o” tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.

Nguyên âm /ɔ:/

Cách phát âm như âm “o” tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng.
Khẩu hình miệng: Tròn môi, lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.

Nguyên âm /ʌ/

Cách phát âm lai giữa âm “ă” và âm “ơ” của tiếng Việt, gần giống âm “ă” hơn. Phát âm phải bật hơi ra.
Khẩu hình miệng: miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao.

Nguyên âm /ɑ:/

Cách phát âm âm “a” đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng.
Khẩu hình miệng: Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp.

Nguyên âm /æ/

Cách phát âm âm “a” bẹt, hơi giống âm “a” và “e”, âm có cảm giác bị nén xuống.
Khẩu hình miệng: Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp.

3.2. Cách phát âm nguyên âm dài (Diphthongs)

Cách phát âm nguyên âm dài

Cách phát âm nguyên âm dài

Nguyên âm /ɪə/

Cách phát âm chuyển từ âm /ʊ/ rồi dần sang âm /ə/.
Khẩu hình miệng: Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước.

Nguyên âm /eə/

Cách phát âm tựa âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/.
Khẩu hình miệng: Môi hơi thu hẹp, lưỡi thụt dần về phía sau.

Nguyên âm /eɪ/

Cách phát âm giống âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Khẩu hình miệng: Môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên.

Nguyên âm /ɔɪ/

Cách phát âm chuyển dần từ âm /ɔ:/sang âm /ɪ/.
Khẩu hình miệng: Môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước.

Nguyên âm /aɪ/

Cách phát âm chuyển dần từ âm /ɑ:/ sang âm /ɪ/.
Khẩu hình miệng: Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước.

Nguyên âm /əʊ/

Cách phát âm chuyển dần từ âm /ə/ sang âm /ʊ/.
Khẩu hình miệng: Môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.

Nguyên âm /aʊ/

Cách phát âm chuyển dần từ âm /ɑ:/ sang âm /ʊ/.
Khẩu hình miệng: Môi tròn dần, lưỡi hơi thụt về phía sau.

Nguyên âm /ʊə/

Cách phát âm như “uo”, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/.
Khẩu hình miệng: Khi bắt đầu, môi mở hơi tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.

3.3. Cách phát âm phụ âm

Cách phát âm phụ âm

Cách phát âm phụ âm

Phụ âm /p/

Cách phát âm gần giống âm “P” của tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Hai môi chặn luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ.

Phụ âm /b/

Cách phát âm tương tự âm “B” trong tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Để hai môi chặn không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.

Phụ âm /t/

Cách phát âm giống âm “T” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn.
Khẩu hình miệng: Khi phát âm, đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, nhưng không rung dây thanh quản.

Phụ âm /d/

Cách phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, bật hơi mạnh hơn.
Khẩu hình miệng: đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản.

Phụ âm /t∫/

Cách phát âm tương tự âm “CH”.
Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn, khi nói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.

Phụ âm /dʒ/

Cách phát âm giống /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản.
Khẩu hình miệng: Môi hơi tròn, chu về trước. Khi khí phát ra, môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

Phụ âm /k/

Cách phát âm giống âm “K” của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh.

Phụ âm /g/

Cách phát âm như âm “G” của tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.

Phụ âm /f/

Cách phát âm tương tự “PH” trong tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

Phụ âm /v/

Cách phát âm như âm “V” trong tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.

Phụ âm /ð/

Khẩu hình miệng: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.
Phụ âm /θ/
Khẩu hình miệng: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung.

Phụ âm /s/

Cách phát âm như âm “S” trong tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản.

Phụ âm /z/

Khẩu hình miệng: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
Phụ âm /∫/
Khẩu hình miệng: Môi chu ra, hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.

Phụ âm /ʒ/

Khẩu hình miệng: Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản.

Phụ âm /m/

Cách phát âm giống âm “M” trong tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi.

Phụ âm /n/

Cách phát âm như âm “N” nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.

Phụ âm /ŋ/

Khẩu hình miệng: Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm.

Phụ âm /h/

Cách phát âm như âm “H” tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung.

Phụ âm /l/

Khẩu hình miệng: Cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.

Phụ âm /r/

Cách phát âm khác âm “R” tiếng Việt.
Khẩu hình miệng: Khi phát âm, hãy cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng.

Phụ âm /w/

Khẩu hình miệng: Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng.

Phụ âm /j/

Khẩu hình miệng: Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.

4. Những lưu ý khi luyện phát âm theo bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)

4.1. Đối với môi

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/.
  • Môi mở vừa phải: /ɪ/, /ʊ/, /æ/.
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, /əʊ/.

4.2. Đối với lưỡi

  • Lưỡi chạm răng: /f/, /v/.
  • Cong đầu lưỡi chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ/, /η/, /l/.
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: /ɜ:/, /r/.
  • Nâng cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/.
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

4.3. Đối với dây thanh quản

  • Hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/.
  • Vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/.

Lời kết

Bài viết trên cung cấp thông tin về bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) cùng cách phát âm và những lưu ý khi luyện phát âm dựa trên IPA mà Power English đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.



Read on
Power English

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

20 từ vựng tiếng Anh chủ đề Business thông dụng – phần 1

Social PEC