IMC là gì? Ưu, nhược điểm và vai trò của IMC đối với doanh nghiệp
IMC viết tắt của Integrated Marketing Communication, có vai trò quan trọng trong những hoạt động truyền thông của một doanh nghiệp. Cùng Power English tìm hiểu chi tiết hơn về IMC cùng các vấn đề liên quan đến chiến dịch IMC qua bài viết sau bạn nhé!
1. IMC (Integrated Marketing Communication) là gì?
IMC là từ viết tắt của Integrated Marketing Communication (truyền thông tiếp thị tích hợp)
IMC là từ viết tắt của “Integrated Marketing Communication”, mang nghĩa truyền thông tiếp thị tích hợp. Đây là phương thức phối hợp nhiều phương tiện truyền thông một cách hiệu quả để truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu theo cách rõ ràng và đầy đủ đến người tiêu dùng.
Mặt khác, theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association – AMA), IMC còn được hiểu là quá trình hoạch định truyền thông, nhằm tối ưu hóa và phát huy giá trị của từng thành phần trong chiến lược truyền thông. Bao gồm quảng cáo, bán hàng cá nhân, PR, marketing trực tuyến, và các chiến dịch khuyến mãi.
2. Ưu điểm và nhược điểm của IMC
IMC giúp thương hiệu dễ tiếp cận người tiêu dùng nhưng không phù hợp với tất cả doanh nghiệp
2.1. Ưu điểm
Truyền thông tích hợp giúp doanh nghiệp lan tỏa thông điệp thông qua nhiều phương án marketing khác nhau, làm cho thương hiệu dễ tiếp cận người tiêu dùng, tạo ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc.
Bên cạnh đó, truyền thông tích hợp giúp định hướng nhận thức của khách hàng về sản phẩm hoặc thương hiệu, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Mặt khác, thông qua thông điệp nhất quán được lặp lại qua nhiều kênh, góp phần củng cố mối quan hệ với khách hàng và tăng cường sự tin tưởng vào sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
2.2. Nhược điểm
Trong khi truyền thông tích hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc thông điệp xuất hiện không quá nhiều để không gây phiền toái cho khách hàng. Ngoài ra, khác biệt giữa các bộ phận khi triển khai chiến dịch IMC cũng là một thách thức không nhỏ. Điều này yêu cầu các bộ phận phải thảo luận và giải quyết mọi bất đồng để đạt hiệu quả cao nhất trong chiến dịch.
IMC không phải là giải pháp phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ với hạn chế về nguồn lực và vốn. Các doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng tài chính cũng như hiểu biết đầy đủ về IMC trước khi quyết định áp dụng để hạn chế rủi ro.
3. Vai trò của IMC đối với doanh nghiệp
IMC hỗ trợ truyền tải thông điệp của doanh nghiệp rõ ràng hơn
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, nhất quán và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng mục tiêu.
- Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu thông qua việc áp dụng các công cụ truyền thông đa dạng.
- Giúp doanh nghiệp tập trung vào việc đạt được các mục tiêu truyền thông cụ thể, từ việc thiết lập mục tiêu đến thực hiện và đo lường kết quả.
- Cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường.
4. Các bước thiết lập kế hoạch IMC hiệu quả
Quy trình 6 bước thiết lập kế hoạch IMC hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu đạt được của IMC
Định rõ mục tiêu trước khi triển khai chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp – IMC là thiết yếu, giúp doanh nghiệp có định hướng phù hợp, góp phần củng cố hiệu quả của kế hoạch. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART để đảm bảo mục tiêu chiến dịch rõ ràng, qua đó dễ dàng đánh giá kết quả đạt được.
Bước 2: Xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu cho chiến dịch
Khi đã rõ mục tiêu, doanh nghiệp cần phác thảo nhóm khách hàng mục tiêu qua việc xem xét các yếu tố nhân khẩu học, sở thích hay thói quen tiêu dùng,… Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn đối thủ đồng thời phân tích chính xác khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Xác định Insight của khách hàng mục tiêu (customer insight)
Xác định Insight khách hàng là loạt hành động nhằm khám phá những động cơ tiềm ẩn, không rõ ràng đằng sau hành vi của khách hàng. Hiểu sâu về insight giúp doanh nghiệp tạo ra các thông điệp truyền thông chính xác và gần gũi với người tiêu dùng.
Bước 4: Đề xuất ý tưởng cốt lõi (big idea)
Lựa chọn một ý tưởng cốt lõi hay trọng tâm, phù hợp với insight khách hàng và khả năng của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng các hoạt động truyền thông tích hợp hiệu quả sau này.
Bước 5: Triển khai kế hoạch
Dựa trên các yếu tố đã xác định, doanh nghiệp tiến hành triển khai kế hoạch truyền thông tích hợp, chi tiết từng bước thực hiện, thời gian, ngân sách và nguồn lực cần thiết,…
Bước 6: Đánh giá, tổng kết lại kết quả
Sau chiến dịch, doanh nghiệp cần đánh giá kết quả để xác định mức độ thành công cùng những điểm cần cải thiện, qua đó rút kinh nghiệm cho các chiến dịch trong tương lai.
Lời kết
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về IMC (Integrated Marketing Communication) và một số vấn đề có thể gặp phải khi doanh nghiệp triển khai các chiến dịch IMC. Theo dõi nhiều bài viết hấp dẫn hơn tại website của chúng tôi nhé!
Read on
Power English
Nhận xét
Đăng nhận xét