Kỹ năng lắng nghe là gì? Vai trò và nguyên tắc rèn luyện

Trong một cuộc hội thoại, không chỉ đơn giản là nghe đối phương, bạn phải biết được thông tin chính họ muốn truyền tải là gì, họ diễn đạt cảm xúc như thế nào, đó là lý do bạn cần đến kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe là gì và rèn luyện như thế nào? Cùng Power English tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung vào người nói và hiểu những gì họ truyền đạt để có thể phản hồi

Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung vào người đang nói và hiểu rõ những điều họ truyền đạt, bao gồm cả nội dung và cảm xúc, suy nghĩ đằng sau lời nói của họ. Điều này cũng bao gồm việc phản hồi người nói bằng cách đặt câu hỏi hoặc tóm tắt những gì bạn đã được nghe, đảm bảo bạn đang hiểu đúng những gì họ truyền tải cho bạn.

Sở hữu khả năng lắng nghe tốt sẽ khiến người khác cảm thấy được quan tâm và trân trọng. Đây là yếu tố cơ bản để xây dựng một cuộc đối thoại thành công trong môi trường công sở lẫn trong cuộc sống thường ngày.

2. Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào?

Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào?

Kỹ năng lắng nghe đòi hỏi sự tương tác giữa người nghe và người nói

Kỹ năng lắng nghe đòi hỏi sự tương tác sâu sắc giữa người nghe và người nói, đặc biệt là trong việc nhớ lại các chi tiết cụ thể khi được hướng dẫn hoặc cung cấp thông tin quan trọng. Lắng nghe hiệu quả không chỉ thể hiện sự hiểu biết, mà còn cho thấy khả năng phân tích và đánh giá của người nghe, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.

Mặt khác, lắng nghe cũng mở ra cơ hội mở rộng kiến thức và hiểu biết, cho phép người nghe học hỏi từ người nói. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe tốt còn giúp người nghe nhận diện và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, góp phần vào việc củng cố và duy trì mối quan hệ với các đối tác.

3. 6 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

6 nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Đặt câu hỏi mở là một trong những nguyên tắc giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe

3.1. Giữ giao tiếp bằng mắt tốt

Là yếu tố quan trọng trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Bằng cách duy trì ánh mắt trong khoảng 50% đến 70% thời gian lắng nghe, bạn sẽ cho người nói thấy mình thực sự quan tâm và không bị xao lãng bởi những yếu tố bên ngoài.

3.2. Đặt câu hỏi mở

Việc này cho thấy bạn thật sự quan tâm tới người nói và khuyến khích một cuộc trò chuyện mang tính tương tác hơn. Những câu hỏi như “Bạn nghĩ gì về điều đó?” hoặc “Bạn có thể chia sẻ thêm về điều đó không?” giúp cuộc trò chuyện phong phú hơn đồng thời thúc đẩy đối phương cung cấp thông tin chi tiết hơn.

3.3. Kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết trong lắng nghe hiệu quả. Thay vì chuẩn bị trả lời hoặc định hướng câu chuyện theo ý mình, hãy cho người nói thời gian và không gian để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của họ một cách trọn vẹn nhất bạn nhé.

3.4. Không ngắt lời người nói

Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp bạn hiểu đầy đủ và chính xác những gì đối phương đang cố gắng truyền tải.

3.5. Không phán xét, áp đặt

Phán xét hay áp đặt quan điểm cá nhân của mình lên người khác là một điều cấm kỵ trong giao tiếp. Thay vào đó, bạn nên giữ cho mình một tâm trí cởi mở và xem xét mọi vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để cuộc đối thoại có thể thực sự bổ ích và thấu đáo.

3.6. Thấu hiểu

Thấu hiểu người nói là khi bạn có thể hiểu những ý nghĩa sâu xa, gián tiếp mà họ muốn chia sẻ, không chỉ riêng những gì họ đã nói ra. Thấu hiểu giúp bạn có cách phản hồi người nói phù hợp và xây dựng mối quan hệ giao tiếp vừa chân thành lại hiệu quả.

4. 3 hiểu lầm thường gặp khi vận dụng kỹ năng lắng nghe

3 hiểu lầm thường gặp khi vận dụng kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe không có nghĩa là lép vế

4.1. Lắng nghe là lép vế

Thường thấy rằng một số người coi việc lắng nghe chỉ là nhận thụ động thông tin mà không thể hiện ý kiến của bản thân. Tuy nhiên, lắng nghe thực sự là một phần quan trọng của giao tiếp hai chiều, nơi người nghe không chỉ tiếp nhận mà còn có thể định hướng cuộc trò chuyện thông qua những cách phản hồi phù hợp.

4.2. Lắng nghe là ngồi im

Khác với quan niệm phổ biến, lắng nghe hiệu quả không chỉ là ngồi yên lặng, gật đầu hay đáp bằng những câu ngắn gọn “ừ, ờ, dạ”. Đó là một hoạt động tích cực yêu cầu sự tập trung cao và khả năng thấu hiểu, hồi đáp tinh tế, không chỉ đơn thuần là tiếp nhận âm thanh.

4.3. Lắng nghe trong mọi tình huống đều giống nhau

Lắng nghe hiệu quả thay đổi tùy theo từng tình huống và mục đích của cuộc đối thoại. Trong môi trường chuyên nghiệp, lắng nghe thường được sử dụng khi cần nắm bắt thông tin kỹ thuật, kiến thức cần thiết. Còn trong các cuộc trò chuyện cá nhân, phong cách lắng nghe sẽ thoải mái hơn, đôi khi kết hợp ngôn ngữ cơ thể để làm cuộc hội thoại sinh động hơn.

Ngoài ra, lắng nghe có thể có nhiều hình thức, từ việc lắng nghe để giải quyết vấn đề, trao đổi ý kiến, đến lắng nghe để thấu hiểu và chia sẻ với người khác, tất cả đều đòi hỏi sự phù hợp trong việc điều chỉnh cách thức lắng nghe với từng hoàn cảnh cụ thể.

5. 8 lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe

8 lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe

Mất tập trung là một trong những lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe

5.1. Chỉ chú tâm trình bày quan điểm của bản thân

Nhiều người cho rằng lắng nghe chỉ là một hành động thụ động, không thể hiện được ý kiến cá nhân, dẫn đến cảm giác lép vế trong giao tiếp. Tuy nhiên, lắng nghe thực sự là một phần cần thiết của giao tiếp hai chiều, qua đó người nghe không chỉ tiếp nhận mà còn có thể hướng cuộc đối thoại một cách khéo léo bằng cách đặt câu hỏi và phản hồi tích cực.

5.2. Mất tập trung

Đôi khi người nói thiếu kỹ năng thu hút hoặc do nội dung không liên quan, người nghe có thể mất tập trung, dẫn đến không tiếp nhận đầy đủ thông tin. Điều này có thể gây ra tình trạng hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, để rèn kỹ năng lắng nghe hiệu quả, bạn nên tập trung vào câu chuyện của người nói.

5.3. Không đặt mình vào vị trí đối phương

Việc không thể đặt mình vào vị trí của người nói sẽ hạn chế khả năng hiểu được toàn bộ ý đồ và cảm xúc của họ, làm cho phản hồi có thể không phù hợp hoặc thiếu cảm thông, có thể làm phát sinh hiểu lầm giữa người nói và người nghe.

5.4. Thái độ không hứng thú

Nếu người nghe không thể hiện sự quan tâm hoặc hứng thú, người nói có thể cảm thấy mình không được trân trọng. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của cuộc trò chuyện mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên.

5.5. Thành kiến tiêu cực

Thành kiến có thể làm giảm chất lượng cuộc giao tiếp và ngăn người nghe tiếp nhận thông tin một cách khách quan. Việc giữ một tâm thế mở, không phán xét hay áp đặt sẽ giúp người nghe tiếp nhận và xử lý thông tin một cách rành mạch và chi tiết hơn.

5.6. Lắng nghe một cách phòng thủ

Khi người nghe chỉ tập trung vào những điểm tiêu cực hoặc sai lầm của người nói để phản bác, điều này không chỉ làm hỏng mối quan hệ mà còn cản trở quá trình trao đổi thông tin hiệu quả trong giao tiếp.

5.7. Chọn chủ đề giao tiếp không phù hợp

Lựa chọn chủ đề phức tạp quá mức hoặc không phù hợp với bản thân có thể khiến bạn mau chán do khó hiểu hay có những phản hồi không thích hợp với người nói, dẫn đến những bất đồng đáng có.

Trong trường hợp phải tiếp xúc chủ đề quá phức tạp, bạn nên thẳng thắn bày tỏ với người nói về mong muốn tóm tắt điểm quan trọng hoặc trình bày theo từng phần của bản thân, để vấn đề có thể dễ hiểu hơn. Điều này sẽ góp phần xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa người nghe với người nói.

5.8. Không có sự chuẩn bị

Sự chuẩn bị cho phần lắng nghe thường bị bỏ qua, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, tệ hơn là làm xấu đi mối quan hệ giữa bạn và người nói. Do đó, hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe một cách nghiêm túc để cải thiện vốn hiểu biết của bản thân và duy trì mối quan hệ quanh bạn.

Lời kết

Hy vọng những thông tin về kỹ năng lắng nghe bao gồm khái niệm, tầm quan trọng, nguyên tắc rèn luyện, những sai lầm thường mắc phải khi vận dụng kỹ năng này được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.



Read on
Power English

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)

20 từ vựng tiếng Anh chủ đề Business thông dụng – phần 1

Social PEC